CRM là giải pháp chăm sóc và quản lý khách hàng hiệu quả nhất hiện nay của mỗi doanh nghiệp. Bởi lẽ, với mỗi doanh nghiệp, khách hàng là yếu tố cốt lõi để quyết định sự tồn tại và phát triển. Bài viết này sẽ đưa ra 7 lợi ích của hệ thống CRM đối với nhiệm vụ chăm sóc khách hàng.
1. Giữ chân khách hàng
Doanh nghiệp có thể tổ chức nhiều chương trình nhằm thu hút khách hàng. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn sau đó là giữ chân khách hàng. Điều này là cực kỳ quan trọng. Nếu bạn không làm được thì đồng nghĩa là bạn sẽ bị đối thủ vượt xa.
Chức năng của hệ thống CRM:
– Xây dựng chương trình khuyến mại, chiết khấu linh hoạt theo số lượng mua, doanh số mua.
– Áp dụng chính xác chính sách chiết khấu thanh toán cho khách hàng.
– Ghi nhận trạng thái, tiến độ hoàn thành của từng hoạt động liên quan đến khách hàng. Nhân viên kinh doanh luôn biết được mình cần làm gì tiếp theo cho khách hàng. Từ đó nhằm tăng sự hài lòng của họ đối với dịch vụ, sản phẩm.
– Xây dựng tiêu chí đánh giá, phân loại khách hàng trên phần mềm CRM. Qua đó đưa ra chính sách hỗ trợ phù hợp và hiệu quả cho từng đối tượng.
– Liệt kê danh sách công ty đến ngày kỷ niệm thành lập công ty, ngày sinh nhật của khách hàng,… Từ đó để bộ phận chăm sóc khách hàng có kế hoạch gửi quà tặng, thiệp,… Mục đích nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc khách hàng.
– Đo lường sự hài lòng qua những khảo sát, đánh giá.
– Hỗ trợ khách hàng kịp thời và nhanh chóng qua nhiều kênh khác nhau: điện thoại, Facebook, Zalo, Email,…
2. Sức mạnh tập thể
Những doanh nghiệp càng lớn, việc phối hợp, liên kết càng khó khăn. Hệ thống CRM được thiết lập nhằm cải thiện sự hợp tác trong toàn bộ quy trình hoạt động. Bộ phận Marketing bắt tay vào tổ chức các chương trình nhằm nuôi dưỡng mối quan hệ. Từ đó tư vấn cho khách hàng, chăm sóc khách hàng sẽ dễ dàng hơn.
Từ đó trở đi, tất cả hoạt động giao tiếp, giao dịch của người này sẽ được ghi nhận. Trong suốt quá trình doanh nghiệp có thể giới thiệu chính xác điều khách hàng cần. Các thắc mắc cũng được giải quyết nhanh chóng trong vài phút.
3. Đánh giá và phân tích dữ liệu
Phần mềm CRM tốt nhất là có khả năng phân tích và báo cáo. Mục đích nhằm trợ giúp bạn khai thác dữ liệu về khách hàng. Các số liệu được hiển thị một cách trực quan, cung cấp cái nhìn sâu sắc về tình hình thực tế. Một số dữ liệu bạn sẽ có như:
– Hiệu suất bán hàng.
– Doanh thu theo khu vực.
– Giá trị của một khách hàng tiềm năng hoặc tài khoản.
– Tỷ lệ nhấp qua chiến dịch tiếp thị.
– Xác định các “điểm mù” khiến doanh thu giảm; đồng thời tìm ra nguồn động lực khiến ROI tăng trưởng.
4. Đẩy mạnh doanh thu
Doanh thu là mục đích mà doanh nghiệp hướng tới. Doanh thu cao đồng nghĩa là bạn đang đi đúng hướng. Ngược lại doanh thu thấp chỉ ra thực tế là mọi thứ cần sửa chữa.
Có nhiều cách để bạn tăng doanh thu của mình như: giảm giá, khuyến mãi, ưu đãi,…Nhưng với hệ thống CRM, bạn có thể phân tích sâu và rộng hơn rất nhiều. Từ đó để đưa ra chương trình hiệu quả nhất. Đây là một số đề xuất:
– Tăng cường bán chéo và bán hàng.
– Theo dõi doanh thu của từng khu vực đại lý.
– Xem khách hàng nào mua nhiều nhất.
5. Tăng hiệu quả làm việc
Với các hệ thống CRM hiện nay, thật dễ dàng để theo dõi dòng khách hàng tiềm năng thông qua kênh bán hàng. Hoặc xem nhanh thông tin chính trên Dashboard. Điều đó chắc chắn sẽ hiệu quả hơn việc theo dõi thông tin theo cách thức thủ công. Bên cạnh đó, tự động hóa các quy trình là một lợi ích hợp của CRM. Bạn có thể giải quyết mọi việc nhanh và có hệ thống hơn.
6. Chất lượng dịch vụ khách hàng
Chất lượng dịch vụ khách hàng là yếu tố lưu giữ chân khách hàng. Không một ai ở lại nơi cho họ những cảm xúc tiêu cực. Bạn không muốn điều này xảy ra với doanh nghiệp của mình. Vì vậy CRM là giải pháp tốt nhất.
– Chức năng quản lý hồ sơ: giúp cung cấp cái nhìn tổng quát tất cả những gì đang diễn ra với khách hàng. Đảm bảo không một vấn đề nào không được giải quyết.
– Tích hợp các trợ giúp: đảm bảo luồng dữ liệu xuyên suốt, thông tin được lưu trữ trong CRM có thể dễ dàng được sử dụng.
Như vậy viên phụ trách khách hàng có thể cập nhật thông tin nhanh chóng và chính xác. Từ đó dẫn đến rút ngắn thời gian phản hồi. Hơn nữa tăng hiệu suất tương tác với khách hàng, đem lại cho họ những trải nghiệm tốt nhất.
7. Hoạt động truyền thông, quảng cáo
Điều này hiện nay CRM đang làm rất tốt. Điều mà CRM làm được:
– Thứ nhất, nhóm khách hàng thành các nhóm có điểm chung. Nhờ vậy mà các chiến dịch được nhắm mục tiêu chính xác hơn.
– Thứ hai, quy trình làm việc được tự động hóa, việc tổ chức và triển khai chiến dịch nhanh hơn. Điều đó đồng nghĩa rằng tiết kiệm hơn.
– Tiếp thị truyền thông mạng xã hội như LinkedIn, Facebook,… Qua những thống kê bạn sẽ biết đâu là nơi có lưu lượng truy cập và chuyển đổi nhiều hơn. Từ đó tập trung vào đó ở giai đoạn tiếp theo.
– Quản lý chiến dịch trên nhiều kênh và phương tiện khác nhau.
– Thông qua CRM bạn còn có thể xem và báo cáo tất cả các số liệu như KPI. Quan trọng hơn hết là không một số liệu nào xuất hiện mà không có nguồn gốc.
Kết luận
CRM hiện nay đang không ngừng thay đổi để phục vụ doanh nghiệp ngày một tốt hơn. Hy vọng đây sẽ là bài viết hữu ích giúp doanh nghiệp tìm ra được giải pháp tốt nhất về chăm sóc và quản lý khách hàng cho doanh nghiệp mình.