Marketing Automation – Ứng dụng để tăng tính đột phá trong kinh doanh

Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của công nghệ và trí tuệ nhân tạo, marketing cũng là một trong những ngành chịu ảnh hưởng tích cực từ làn sóng ấy. Khái niệm tự động hoá không còn giới hạn trong những cỗ máy tinh nhuệ giúp giảm sức lực con người mà còn được biết đến trong Marketing Automation.

Marketing Automation là gì?

Marketing Automation là việc tự động hoá các hoạt động marketing bằng cách sử dụng những phần mềm. Công nghệ sử dụng trong các phần mềm này cho phép marketers tự động triển khai các nhiệm vụ marketing lặp đi lặp lại bao gồm email marketing, social media marketing, hay chiến dịch quảng cáo.

Với Marketing Automation, doanh nghiệp có thể gửi đến khách hàng những thông điệp được tự động hóa theo một chuỗi những điều kiện hay còn gọi là workflow. Nó giảm sự tham gia của con người vào những công việc có tính chất lặp lại và hạn chế lỗi sai mà con người khó kiểm soát.

Ứng dụng của Marketing Automation

Khi nói về Marketing Automation, ta thường hay nghĩ đến Email marketing. Nhiều người lầm tưởng rằng Email marketing và Marketing Automation là một. Tuy nhiên hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Chúng là một combo giúp tối ưu hoá hiệu quả marketing.

Trong Email marketing, nếu chỉ sử dụng các tính năng cơ bản của Gmail như có thể gửi đồng loạt cho nhiều người thì sang đến Marketing Automation, bạn có thể gửi email cho nhiều người cùng một lúc đồng thời theo dõi phản ứng và hành động của người nhận email của bạn. Marketing Automation cung cấp nhiều chức năng và công cụ giúp bạn nâng cao hiệu quả của Email marketing.

Bên cạnh Email marketing, Marketing Automation còn tham gia vào các hoạt động sau:

  • Social media marketing: Tự động lên kế hoạch đăng bài vào các khung giờ cụ thể trên các nền tảng social media.
  • Theo dõi và phân tích số liệu từ website, blog, banner quảng cáo, v.v.
  • Nuôi dưỡng và tạo lead: Phân tích lead và chọn ra chiến lược hiệu quả nhất để nuôi dưỡng họ.

Quy trình của Marketing Automation

Khi tìm hiểu về Automation Marketing, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ quy trình Marketing Automation để ứng dụng một cách thành thạo nhất. Quy trình Marketing Automation bao gồm 4 bước sau đây:

Bước 1 – Lên kế hoạch: Ở bước đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu, đối tượng và những thông điệp Marketing phù hợp nhất với mình dựa trên các thông tin, dữ liệu thu thập từ việc nghiên cứu từ khóa, khảo sát thị trường hay tham khảo từ Social Media,…

Bước 2 – Xây dựng Leads: Mỗi khi khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp thực hiện những hành động cụ thể, nền tảng Marketing Automation sẽ kích hoạt một cách tự động để có thể xác định và tiến hành gửi những thông điệp của doanh nghiệp đến những khách hàng mục tiêu này.

Bước 3 – Duy trì và phát triển Leads: Ở bước này, nền tảng Marketing Automation sẽ dựa vào hành vi của khách hàng tiềm năng để đánh giá và chấm điểm, sau đó, tiếp tục gửi những thông điệp đã được cá nhân hóa đến họ một cách thường xuyên. Leads của doanh nghiệp sẽ được tự động duy trì và phát triển.

Bước 4 – Chốt Sales: Những Qualified Leads của doanh nghiệp sẽ được gửi đến đội bán hàng để được chăm sóc, tư vấn và chốt Sales.

Lợi ích của việc sử dụng Marketing Automation

Marketing Automation đối với doanh nghiệp

Marketing Automation nên được áp dụng vào mọi điểm chạm trong hành trình khách hàng. Khi được triển khai một cách đúng đắn, Marketing Automation sẽ đem lại những lợi ích sau cho doanh nghiệp:

  • Dễ dàng cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng: Dữ liệu từ khách hàng được tự động thu thập sẽ nói cho bạn biết nhu cầu cụ thể của họ là gì, từ đó các workflow mang tính cá nhân được thực hiện dễ dàng hơn. Từ người dùng, các workflow sẽ chuyển hoá họ dần dần thành lead, khách hàng, cho đến khách hàng trung thành.
  • Tối ưu quy trình làm việc: Những thao tác cần được thực hiện hàng nghìn lần giờ đây có thể được tự động hoá mà không cần sự can thiệp thủ công của con người. Điều này giảm đáng kể nhân lực và tránh sai sót.
  • Tích hợp dữ liệu và phân tích: Dữ liệu người dùng được thu thập và tự động lưu trữ vào cùng một hệ thống Marketing Automation. Do đó, bạn có thể theo dõi, quản lý, và phân tích dữ liệu từ các kênh khác nhau trên cùng một dashboard, việc mà các thao tác hay tệp quản lý thủ công khó mà làm được.

Phân biệt B2B Marketing Automation với B2C Marketing Automation

Doanh nghiệp thuộc loại hình B2B hay B2C đều có mục tiêu cải thiện chuyển đổi và doanh thu như nhau. Song, chúng vẫn có những khác biệt rất riêng về cách làm để đạt được. Bên cạnh đó, tùy theo B2B hay B2C mà sẽ ảnh hưởng đến loại tin nhắn được sử dụng. Cụ thể:

Bán hàng B2B

B2B thường có chu kỳ chuyển đổi dài hơn so với B2C. Chúng sử dụng Marketing Automation cho những sản phẩm hoặc dịch vụ yêu cầu cam kết lâu dài hơn. Do đó, tin nhắn Email của hình thức này chú trọng nhiều hơn vào nội dung dạng dài.

B2B có nhiều người tham gia vào quá trình ra quyết định khi doanh nghiệp xem xét các giao dịch mua có tầm quan trọng lớn hay có giá trị cao. Vì thế, chúng không chỉ đặt vấn đề chiếm được lòng tin của một mà là nhiều người.

B2B chú trọng thiết lập danh tính như một chuyên gia uy tín trong ngành. Cho nên, họ cần cung cấp thông tin cao cấp, kiến thức chuyên môn hơn.

Bán hàng B2C

Các doanh nghiệp B2C thường có xu hướng tạo doanh số nhanh hơn, nên nội dung tin nhắn cũng đơn giản hơn nhiều.

Trọng tâm của bán hàng B2C là xây dựng thương hiệu và tạo cho khách hàng lý do để quay lại. Do đó, tin nhắn của họ không quá chuyên môn, rườm rà mà chủ yếu là:

  • Lời nhắc giỏ hàng bị bỏ quên.
  • Đề xuất sản phẩm, dịch vụ được cá nhân hóa.
  • Lời mời chào phù hợp với từng loại khách hàng khác nhau.

Tạm kết

Trên đây là những tổng hợp cơ bản về Marketing Automation. Hy vọng rằng bạn đã có đủ thông tin cơ bản về phần mềm tự động hóa Marketing giúp đơn giản hơn quá trình marketing cho doanh nghiệp.

Live Style Customizer

Giao diện
LTR
Phải sang Trái

Color Customizer

Màu thanh bên

Menu Style
Rất nhỏ
Di chuột
Đóng hộp

Active Menu Style
Rounded All
Rounded One Side
Pill All
Pill One Side
Left Bordered

Navbar Style
Mặc định
Glass
Trong suốt