Marketing Automation – “Công Tắc ” Tối Ưu Mọi Hoạt Động Doanh Nghiệp

Marketing Automation là gì? Làm sao để triển khai Marketing Automation theo hướng Inbound? Trong bài viết này, cùng “bóc tách” từng lớp của thuật ngữ này và tìm kiếm cho doanh nghiệp bạn một chiến lược Marketing Automation phù hợp với bạn nhất.

Marketing Automation là gì?

“Trên thương trường, ai nhanh hơn người đó là người chiến thắng”. Câu nói này càng được chứng thực rõ nét hơn khi trong nhu cầu Chuyển đổi số mạnh mẽ của doanh nghiệp, xu hướng Marketing Automation (Tự động hóa Marketing) đang dần được chú trọng ứng dụng như một trong những trợ thủ đắc lực cần phải có cho đội ngũ nhân viên.

Marketing Automation là việc ứng dụng các nền tảng công nghệ để tự động hóa các hoạt động làm Marketing. Đã có rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng Marketing Automation vào những công việc mang tính tuần hoàn, lặp đi lặp lại. Ví dụ: Email Marketing, đăng bài trên các trang mạng xã hội và thậm chí là chạy và theo dõi các chiến dịch quảng cáo.

Chúng không những đem lại hiệu quả sau các chiến dịch của doanh nghiệp, mà còn tối ưu được trải nghiệm khách hàng, khiến thông điệp truyền thông mang tính cá nhân hóa hơn và đặc biệt là tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức cho nhân viên. Từ đó, giúp họ có thể tập trung vào các công việc khác mang lại giá trị cao hơn cho doanh nghiệp.

Công nghệ Marketing Automation đang hỗ trợ cho việc làm Marketing trong thời đại mới trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết!

Những lợi ích và khó khăn khi sử dụng Marketing Automation

Lợi ích của Marketing Automation trong chiến lược Inbound Marketing

Có thể nói rằng, Marketing Automation là sự kết hợp của chiến lược và công nghệ, cho phép bạn tiếp cận và chăm sóc đối tượng khách hàng mục tiêu một cách tự nhiên nhất, tiếp đó cung cấp thông tin hữu ích giúp tăng khả năng chuyển đổi thành Lead và đạt được mục tiêu làm hài lòng khách hàng.

Lấy một phép ẩn dụ như sau, hãy nghĩ đến Marketing Automation như một khu vườn đang phát triển. Để chăm sóc cho khu vườn bạn cần gì? Bạn sẽ cần đất đai màu mỡ, phù hợp để sinh trưởng. Bạn cần hạt giống để gieo, nước để tưới mỗi ngày cho khu vườn thêm tươi tốt.

Với một chiến dịch Marketing Automation tốt, bạn có thể dễ dàng chăm sóc cho Lead (Hạt giống) để họ có thể trở thành Khách hàng thân thiết của bạn (Cây trưởng thành).

Thế nhưng, khách hàng không chỉ là thành quả đầu ra (Output) của quá trình tiếp thị tự động hóa thành công. Giống như mô hình Bánh đà tăng trưởng – Flywheel, họ nên là trung tâm của tất cả những hoạt động Marketing của bạn. Đồng nghĩa với việc, các công cụ Automation phải là cầu nối giúp gắn kết khách hàng với thương hiệu.

Đó là lý do bạn không nên đặt khách hàng ở cuối cùng của mô hình phễu (Funnel). Thay vào đó, khách hàng nên là trung tâm của bánh đà (Flywheel), tăng thêm động lực cho bánh đà quay nhanh và liên tục.

Một chiến dịch Marketing Automation thành công sẽ giúp bạn tăng độ phát triển theo đà tăng trưởng của doanh nghiệp, hỗ trợ củng cố mối quan hệ với khách hàng, kể cả sau khi họ đã hoàn thiện quá trình mua hàng.

Những khó khăn tồn tại khi sử dụng Marketing Automation

Dù Marketing Automation đã quá phổ biến, nhưng vẫn có những quan niệm sai lệch rằng chúng có thể trở thành “cứu cánh” giải quyết bất cứ rào cản nào làm chậm sự tăng trưởng của doanh nghiệp, kể cả nhu cầu tìm ra Lead mới hay chuyển đổi thành khách hàng. Chỉ mỗi Marketing Automation KHÔNG thể khiến bạn bỗng dưng nhiều Lead, nhiều khách, làm Marketing hiệu quả mà còn cần ứng dụng trong các chiến lược phù hợp, như Inbound Marketing.

Quan niệm sai lệch này đã khiến nhiều Marketer tận dụng các công cụ tự động tinh vi để lọc khách hàng nhưng lại quên rằng họ cần thu hút thêm đối tượng mới, Lead mới để có khách hàng mà ứng dụng những công nghệ đó. Và dẫn đến hệ quả chẳng mấy tốt đẹp!

Hệ quả của ứng dụng Marketing Automation sai cách

Hệ quả của vấn đề này là các Marketer phải đi mua dữ liệu khách hàng ở những nguồn khác thay vì tự tìm kiếm khách hàng đối tượng theo hướng Inbound. Như bạn đã biết, do mua lại từ các bên cung cấp Data khác, danh sách dữ liệu khách hàng này thường không phải là những người được nhắm đến (Target) trong tập đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn (Buyer’s Persona).

Vì vậy, đây có thể là phương pháp trong ngắn hạn, nhưng lại không phải là giải pháp trong dài hạn để doanh nghiệp tăng trưởng bền vững. Và nó cũng không hề đem lại lợi ích để nuôi dưỡng các mối quan hệ với khách hàng của bạn.

Nhiều Marketer cũng nghĩ về Marketing Automation trên mô hình hoạt động của chiếc Phễu thay cho Bánh đà tăng trưởng. Cụ thể, sau khi thu được các lead bề, họ đặt thông tin khách hàng vào một danh sách gửi email tự động và phân chia cho những người ở bộ phận bán hàng.

Quả thực, đây sẽ tạo nên một trải nghiệm mua hàng không mấy vui vẻ cho khách mỗi khi phải chuyển giao từ team Marketing, Sales và CSKH. Thay vì thiết lập một quy trình bán hàng, trải nghiệm đầy tính cá nhân hóa, hiệu quả cho mỗi nhu cầu của mỗi cá thể khách hàng, Marketing Automation lại trở thành công cụ bắt buộc họ phải trải nghiệm qua các kênh với các tiếp cận tùy hứng và nội dung không liên quan.

Khi ứng dụng Marketing tự động theo cách này, không những không đem lại hiệu quả mà còn làm tăng các điểm xung đột khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ và khó duy trì mối quan hệ của thương hiệu với khách hàng.

Cách triển khai Marketing Automation theo hướng Inbound

Khi nào là thời điểm thích hợp để đầu tư vào Marketing Automation?

Như đã nói, Marketing Automation là cả một xu hướng, chính vì thế việc “du nhập” các công nghệ tiếp thị tự động vào bộ máy vận hành của doanh nghiệp cần triển khai càng sớm và tốt.

Tuy nhiên, việc đầu tư vào Marketing Automation cũng cần có những điều kiện đủ để có thể ứng dụng công nghệ được thành công hơn. Hãy sẵn sàng để mở rộng quy mô làm việc, chuẩn bị nỗ lực nhiều hơn nữa, đón nhận thêm nhiều cơ hội hơn nữa.

Đầu tư vào Marketing Automation sẽ hỗ trợ chăm sóc Lead chất lượng và biến họ trở thành khách mua hàng. Hãy tự trả lời một vài câu hỏi để giúp bạn tự đánh giá xem liệu Marketing Automation có phải là bước đi đúng đắn dành cho bạn.

  • Bạn có luồng chuyển đổi Lead ổn định hay không?
  • Đội ngũ Marketing và Sale của bạn có đồng ý với nhau về cách tương tác với khách hàng ở các giai đoạn không?
  • Kế hoạch Content có phù hợp với chân dung khách hàng của bạn không?
  • Bạn đã/ đang Tracking hành vi của khách hàng và tương tác với họ trên mọi kênh bán hàng của bạn, không chỉ với Email chưa?
  • Bạn đã thiết lập chiến lược nuôi dưỡng khách hàng mà bạn muốn triển khai và mở rộng quy mô hay chưa?

Đây là những dấu hiệu tốt thể hiện rằng Marketing Automation có thể giúp việc kinh doanh của bạn phát triển. Chìa khóa chính là hiểu được rằng tự động hóa không giúp bạn làm Marketing mà chúng chỉ hỗ trợ thực hiện hóa kế hoạch bạn đang ấp ủ mà thôi.

Những điều nên làm và không nên làm khi ứng dụng Marketing Automation

Chắc hẳn bạn đã hiểu cơ bản về Marketing Automation, vậy thì dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một vài tips, giúp bạn triển khai chiến dịch Marketing tự động hóa của mình được tốt hơn. Danh sách được chia thành những điều bạn “Nên” và “Không nên” làm. Cùng theo dõi nhé!

Không nên chỉ ứng dụng công nghệ suông mà không tái thiết lập lại mục tiêu của hoạt động kinh doanh

Vì Marketing Automation có khả năng triển khai các hoạt động Marketing dễ dàng hơn cho các Marketer, vậy nên, thông thường khi nhắc đến việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh, bước đầu tiên chúng ta làm luôn là tự động hóa mọi thứ. Đương nhiên đây là bước đi đúng nhưng hãy thử nhìn lại vào mục tiêu cuối của bạn.

Vấn đề ở đây là gì, chúng ta không muốn Marketing Automation dẫn ta đến với cách làm Marketing không phù hợp với khách hàng. Chúng ta cũng không muốn nó dẫn ta đến những thói quen xấu và ngừng việc lắng nghe và thấu hiểu khách hàng.

Vậy nên nhìn lại vào mục tiêu cuối cùng của bạn sẽ giúp bạn ứng dụng Marketing Automation đúng chỗ và tối ưu chiến lược tiếp thị của bạn lên một tầm cao mới.

Nên ứng dụng Marketing Automation cùng chiến lược Inbound Marketing của bạn

Làm Inbound chính là ở chỗ đem đến những nội dung có giá trị phù hợp với mối quan tâm và nhu cầu của khách hàng. Khi ứng dụng công nghệ tự động hóa, thì bạn cũng không nên dừng sáng tạo ra những nội dung chất lượng như vậy.

Trên thực tế, bạn cần nâng cấp khả năng tiếp cận thông tin của khách hàng bằng cách đưa nội dung vào “Đúng nơi họ tới và Đúng thời điểm họ cần”.

Không nên chỉ truyền tải những thông điệp chung chung

Với Marketing Automation, bạn thường gửi thông điệp hay thông tin chung chung cho toàn bộ danh sách khách hàng mà bạn có. Và cuối cùng là bị bỏ vào phần Spam vì nó không thu hút hay mang lại lợi ích gì cho người đọc.

Nên gửi những thông điệp mang tính cá nhân hóa cao đến với đối tượng mục tiêu

Hãy cung cấp những thông tin mà mọi người đang tìm kiếm. Đặt mình vào vai trò của một khách hàng. Coi như là bạn vừa được tiếp cận với thương hiệu và bạn thực sự thích những nội dung tiếp thị mà thương hiệu đem lại.

Tưởng tượng rằng Email tiếp theo bạn nhận được sẽ chẳng liên quan gì đến những gì bạn vừa đọc. Bạn có cảm thấy khó chịu hay không? Chẳng phải gửi một Email đào sâu hơn về những thông tin, kiến thức mà bạn quan tâm về Marketing Automation thì sẽ có sức ảnh hưởng hơn ư? Chẳng phải bạn sẽ muốn mua sản phẩm/ dịch vụ từ công ty hơn sao?

Marketing có thể giúp bạn thực hiện hóa tất cả những điều trên.

Không nên quên mất khách hàng của bạn

Bán hàng và chốt đơn không phải là công việc đơn giản, rất nhiều công ty tập trung vào tìm kiếm khách hàng mới mà quên đi khách hàng hiện tại của mình. Hãy nhớ rằng những người đã mua sản phẩm từ bạn và yêu thích thường sẽ muốn mua nhiều hơn.

Việc ứng dụng Marketing Automation còn có thể dùng để chăm sóc các khách hàng hiện tại, hỗ trợ Up – sell/ Cross – sell trên tệp khách hàng cũ hiệu quả hơn.

Nên xây dựng những chiến dịch thu hút khách hàng hiện tại quay lại và mua sắm nhiều hơn

Bán hàng cho những người đã từng mua hàng từ bạn luôn dễ dàng hơn so với bán hàng cho khách hàng mới. Giữ cho khách hàng liên tục tương tác với nội dung tiếp thị là một phần quan trọng trong việc tăng trưởng doanh nghiệp. Đừng quên nuôi dưỡng những mối quan hệ thân thiết với khách hàng bằng cách gửi cho họ những thông điệp chỉ dành cho họ sẽ giúp họ cảm thấy như mình được quan tâm. Từ đó, tiếp tục muốn quay lại thương hiệu của bạn.

Kết luận

Giữa “bạt ngàn” những giải pháp được cung cấp, đâu mới là câu trả lời phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn?

Hubspot là nền tảng Marketing All-in-one hàng đầu trên thế giới, cung cấp các bộ công cụ tích hợp giúp quản trị và triển khai chiến lược Marketing của bạn bằng cách kết hợp Lý thuyết Inbound Marketing với công cụ thực hành là Marketing Automation.

Tại Việt Nam, GAPIT Communications đang là đối tác Vàng nhận được chứng nhận từ Hubspot về khả năng cung cấp phần mềm HubSpot và các dịch vụ liên quan đến Inbound Marketing.

Nếu bạn đang muốn nâng cao hiệu quả các hoạt động Marketing của doanh nghiệp bằng công nghệ chuyển Tự động hóa Marketing, mang đến tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, hãy liên hệ với Digital Mind ngay để được tư vấn kỹ hơn về phương pháp tăng trưởng bền vững theo hướng Inbound nhé!

Live Style Customizer

Giao diện
LTR
Phải sang Trái

Color Customizer

Màu thanh bên

Menu Style
Rất nhỏ
Di chuột
Đóng hộp

Active Menu Style
Rounded All
Rounded One Side
Pill All
Pill One Side
Left Bordered

Navbar Style
Mặc định
Glass
Trong suốt